Connect with us

Hi, what are you looking for?

Mùa Thường Niên

LỄ CHÚA BA NGÔI |  Suy Niệm Tin Mừng, Năm B                                           

TMĐP- Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng của đức tin Kitô giáo, là mầu nhiệm trung tâm, cốt lõi.

Tín điều “Chúa Ba Ngôi” được chính thức tuyên tín từ thế kỷ thứ tư, nhưng ngay từ thời các thánh Tông Đồ, Thiên Chúa Ba Ngôi đã được cộng đoàn tín hữu long trọng tuyên xưng trong khi cử hành phép rửa như  được Đức Giêsu truyền  dạy trong Tin Mừng Matthêu: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).

Quả thực, nếu Đức Giêsu không mặc khải Thiên Chúa là ai thì không phàm nhân nào có thể biết Thiên Chúa, biết thánh ý Ngài, như chính Đức Giêsu đã qủa quyết với ông Nicôđêmô: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người đã từ trời xuống” (Ga 3,13), và chỉ Con Người đã từ trời xuống mới biết “những chuyện trên trời” (Ga 3,12); chỉ Đấng là Con Thiên Chúa từ trời xuống mới biết Thiên Chúa , Cha Ngài là ai. Ngài là “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

Ngài còn nói cho nhân loại biết: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30), “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10,38). Về phần Chúa Thánh Thần: Ngài là Đấng Bảo Trợ,” Đấng mà Thầy sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy.” (Ga 15,26). “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em những điều sẽ xảy ra. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13-15).

Trong Tin Mừng, Đức Giêsu mặc khải Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi, và Ba Ngôi mật thiết kết hiệp với nhau  trong mọi sự, mọi hoạt động, đến nỗi không một sinh hoạt nào của Đức Giêsu mà không là thánh ý Chúa Cha, và với sự cộng tác tích cực, thiết thân, hoàn hảo của Chúa Thánh Thần như “khi Đức Giêsu chịu phép rửa  xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra, Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17), hoặc “Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ” (Mt 4, 1).

Ngay từ thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã chọn Ítraen làm dân riêng của Ngài, và nói với họ qua các ngôn sứ được Thần Khí của Ngài linh ứng, nhưng  đến thời Tân Ước, chính Ngôi Lời là Con Một của Ngài đã xuống thể gian để nói với  loài người  về ý định cứu độ của Ngài, đồng thời  cùng Chúa Thánh Thần thực hiện chương trình cứu độ ấy theo ý Chúa Cha.

Thánh vịnh 32  cũng nói lên hoạt động của một Thiên Chúa duy nhất nhưng ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con cũng là Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần là Thần Khí, Hơi Thở  của  Thiên Chúa  trong công trình tạo dựng: “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi thở Chúa tạo thành muôn tinh tú” (Tv 32,6).

Riêng thánh Phaolô thì không ngừng  nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội khi viết: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa… Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên “Ápba! Cha ơi!” (Rm 8,14.15).

Một khi được làm con, chúng ta sẽ không còn là nô lệ và phải sợ hãi Thiên Chúa như xưa (x. Rm 8,15). Trái lại, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, như Đức Giêsu khẳng định khi dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha bằng chính tâm tình và lời kinh của Ngài: “Lạy Cha chúng con ở trên trời …” (x. Mt 6, 9-13).

Tóm lại, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng của đức tin Kitô giáo, là mầu nhiệm trung tâm, cốt lõi. Đó là lý do người Kitô hữu bất cứ ở đâu, khi nào, vaà trong mọi nghi lễ phụng vụ cũng như  sinh  hoạt của đời sống thường  ngày đều tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi qua việc làm dấu Thánh Giá  với tất cả lòng tín thác, mến yêu, và trông cậy tuyệt đối khi kính cẩn và long trọng tuyên xưng  Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh: “Nhân danh Cha, và  Con và Thánh Thần”.

Jorathe Nắng Tím

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cảm thức

TMĐP- Hình ảnh Mẹ Việt Nam, cũng là hình ảnh người phụ nữ một đời chỉ biết hết mình, hết tình Hy Sinh: hy...

Mùa Phục Sinh

TMĐP- Xin cho chúng con “biết đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa” trên mọi nẻo đường, vì bất cứ ở đâu, và...

Giáo hội

TMĐP- Chiến thuật “Đánh lận con đen”. Vừa ở trong, vừa ở ngoài, nghĩa là tuyên bố ở trong Hội Thánh, nhưng không tuân...

Cảm thức

TMĐP- Mùa lễ tình nhân, chắc chắn những ai yêu nhau sẽ có quà cho nhau. Nhưng món quà quý giá nhất đó là...