Connect with us

Hi, what are you looking for?

Mùa Phục Sinh

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG | Năm C

Các bài đọc Cựu Ước trong lễ vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống chuẩn bị tâm hồn chúng ta đón nhận ơn Chúa Thánh Thần bằng giúp  nhớ lại Lời Hứa của Thiên Chúa với nhân loại đã được ký kết trong Giao Ước mới.

Bài đọc thứ nhất nhắc chúng ta Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự Hiệp Nhất, bởi không có Chúa Thánh Thần, nhân loại không thể hiệp nhất, vì kiêu căng, tự mãn như loài người đã nói với nhau trong câu chuyện tháp Babel: “Ta hãy xây cho mình một thành phố, và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên mặt đất” (St 11,4).

Bài đọc hai trích từ sách Xuất Hành  cho chúng ta thấy sự can thiệp của Chúa Thánh Thần trong việc sống trung thành với Giao Ước, bởi không có ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể nghe tiếng Chúa và giữ Giao Ước của Ngài; không thể là con dân của “một vương quốc tư tế, một dân thánh” (Xh 19,6).

Bài đọc ba : ngôn sứ Êdêkien cực tả vai trò quyết định của Chúa Thánh Thần trong việc hồi sinh những bộ xương khô (x. Ed 37,1-14) khi tuyên sấm trên các  xương khô: “Đây Ta sắp cho thần khí nhập vào các ngươi và các ngươi sẽ được sống”. Và “thần khí liền nhập vào những người đã chết; chúng được hồi sinh và đứng thẳng lên: Đó là cả một đạo quân lớn, đông vô kể” (Ed 37,5.10).

Bài đọc bốn mặc khải sức mạnh của Chúa Thánh Thần trên hết mọi người, bất kể nam nữ, con cái hay đầy tớ, nô bộc qua sấm ngôn của ngôn sứ Giôen: “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên htế thảy người phàm. Con trai, con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (Ge 3, 1-2).

Tóm lại, Chúa Thánh Thần là Đấng có mặt và giữ một vai trò rất quan trọng trong công trình Tạo Dựng, cũng như Cứu Chuộc của Thiên Chúa Ba Ngôi, điều mà thánh Phaolô đã củng cố những gì các ngôn sứ trong Cựu Ước đã tuyên sấm về Chúa Thánh Thần:

a. Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ bảo, nâng đỡ Giáo Hội trên đường lữ hành Hy Vọng.

Ngài viết cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong” (Rm 8,23-24).

b. Chúa Thánh Thần dậy chúng ta cầu nguyện, và cầu nguyện với chúng ta:

“Vì là những kẻ yếu hèn”, nên “chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta…”, “và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8, 26-27). Đó là lý do trước bất cứ cử hành phụng vụ công tư nào, Giáo Hội đều khiêm tốn nài xin ơn Chúa Thánh Thần, khẩn khoản xin Chúa Thnáh Thần ngự đến.

c. Chúa Thánh Thần đổi mới con người xác thịt và làm cho chúng ta trở nên  con người mới thuộc về Đức Giêsu, và là con Thiên Chúa:

Bởi “nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người, đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của  anh em được sự sống mới” (Rm 8, 11), để không phải sợ sệt như người nô lệ, “nhưng Thần Khí làm cho anh em nên  nghiã tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Ápba !Cha ơi!” với Thiên Chúa” ( Rm 8,15).

Quả thực, Chúa Thánh Thần không thể vắng mặt trong đời sống của người môn đệ Đức Giêsu, không thể thiếu trên đường lữ hành Hy Vọng của Giáo Hội, vì Ngài là Sức Sống của Chúa Ba Ngôi, sức sống của Tình Yêu Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu đã qủa quyết điều này khi nói với các môn đệ: “Nếu anh em yêu mến Thày, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14, 15- 16).

Khi nói điều này, Đức Giêsu đặt ra cho những người muốn đi theo Ngài một điều kiện, đó là “Yêu Mến”, vì Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con, nên Ngài chỉ đến và “ở lại luôn mãi” với những ai yêu mến, bảo trợ những người biết mến yêu Thiên Chúa và thương yêu đồng loại.

Cũng vì là Thánh Thần Tình Yêu, nên Ngôi Ba Thiên Chúa  cũng chỉ đến “dạy và làm chúng ta nhớ lại” mọi điều  Đức Giêsu đã truyền dậy, như Đức Giêsu đã ân cần căn dặn các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em”, mà mọi điều Đức Giêsu đã truyền dạy được tóm lại trong lời trăn trối trước khi lên đường đi chịu chết: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn  tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 12).

Jorathe Nắng Tím

 

 

Bài viết liên quan

Cảm thức

TMĐP- Hình ảnh Mẹ Việt Nam, cũng là hình ảnh người phụ nữ một đời chỉ biết hết mình, hết tình Hy Sinh: hy...

Mùa Phục Sinh

TMĐP- Xin cho chúng con “biết đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa” trên mọi nẻo đường, vì bất cứ ở đâu, và...

Giáo hội

TMĐP- Chiến thuật “Đánh lận con đen”. Vừa ở trong, vừa ở ngoài, nghĩa là tuyên bố ở trong Hội Thánh, nhưng không tuân...

Cảm thức

TMĐP- Mùa lễ tình nhân, chắc chắn những ai yêu nhau sẽ có quà cho nhau. Nhưng món quà quý giá nhất đó là...