Connect with us

Hi, what are you looking for?

Cảm thức

CẢM NGHĨ VỀ CÁI CHẾT CỦA CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH

TMĐP- Cha Giuse Trần Ngọc Thanh đã ra đi và để lại những gì đẹp nhất của người môn đệ đã trung tín đến cùng qua cái chết  của chứng nhân đức tin đã lấy máu mình làm chứng “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8).

Tôi cũng như nhiều nguời, nếu không muốn nói là tất cả người công giáo, đến hôm nay vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết tang thương của cha Giuse Trần Ngọc Thanh bị chém vỡ sọ trong khi thi hành tác vụ “ban bí tích Hoà Giải” tại nhà thờ Đắc Mót, thuộc giáo phận Kontum.

Cái chết của cha Thanh quả thực là cái chết của người làm chứng: làm chứng Thiên Chúa yêu thương và ở với mọi người để  hiến thân cứu chuộc, bất kể họ là ai: nghèo giàu, xấu tốt, tội lỗi, thánh thiện, lành dữ, bằng chứng là cha đã ở giữa mọi người, trong đó có người đã chém lén, sát hại cha hai ngày trước Tết; làm chứng ơn gọi Linh Mục là ơn gọi được sai đi “để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm gía chuộc muôn người” (Mt 20,28) như Đấng đã tuyển chọn, trao phó sứ vụ, và sai cha đi; làm chứng lẽ sống cũng như dấu chỉ của người môn đệ Đức Giêsu là “yêu thương đến cùng như Thầy đã yêu thương” (x. Ga 13,1 ;15,12),  vì “không có tình thương nào cao cả  hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13); làm chứng mục tử nhân lành không ngại khó sợ khổ, không “bỏ chiên mà chạy” (Ga 10,12), không coi thường, lơi dụng, “bán đứng” chiên, nhưng băn khoăn, khắc khoải, thao thức vì cuộc sống của chiên, tân toan, vất vả, chịu thương chịu khó vì hạnh phúc của chiên, và sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11) để “chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10); và làm chứng ước mơ đẹp của Linh Mục là được “chết ở chân bàn thờ”, nghĩa là được chết trong khi thi hành tác vụ.

Tóm lại, cái chết của cha Giuse Thanh là cái chết tuyệt đẹp, cái chết đáng ước mơ của  người môn đệ chân chính, đích thực “hết tình, hết mình” phục vụ Giáo Hội và các linh hồn. Đó là cái chết của các Đấng Bậc cha anh hoặc đã chết như hạt lúa bị chôn vùi trong âm thầm, lặng lẽ, đơn côi, không một ai biết đến, mà nếu có biết cũng không được phép nói ra, kể lại; hoặc  đã chết như cha Giuse trong một tình huống không ai có thể ém nhẹm, chống chế, xuyên tạc.

Vâng, cha Giuse Trần Ngọc Thanh của chúng ta đã ra đi và để lại những gì đẹp nhất của người môn đệ đã trung tín đến cùng qua cái chết  của chứng nhân đức tin đã lấy máu mình làm chứng “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8).

Đây mới chính là “số tài sản Cha Giuse để lại”, cũng là tin nhắn cuối cùng cha gửi đến gia đình Giáo Hội của cha, và  “số tài sản cha để lại” tự nó đã có giá trị, tự nó đã lớn lao, tự nó đã tuyệt vời, tự nó đã vô giá, tự nó đã vô cùng, vì là chính “Thiên Chúa Tình Yêu”,  là “Tình Yêu Thiên Chúa”, nên thiết tưởng không cần phải có ai đó vì muốn “nâng giá” một cách lố bịch, cường điệu một cách nguy hiểm “số tài sản” cha để lại, tức giá trị cái chết của cha Giuse nên đã so sánh cái chết “làm chứng Tình Yêu mục tử” của cha với “cái chết của một chức sắc thuộc tôn giáo bạn” với cung giọng tiêu cực, không xứng hợp với đức ái Kitô giáo, khi giật cái  tít rất “hot”:  “Quá bất ngờ với số tài sản cha Giuse Trần Ngọc Thanh để lại”, và ngay lập tức được mở đầu bằng màn hạ thấp giá trị tài sản của người khác để nâng cao giá trị tài sản “người của mình, phe mình, đạo mình”.

Riêng tôi, càng yêu mến và ngưỡng mộ đời sống và cái chết “làm chứng” của cha Giuse Thanh, tôi càng cảm thấy  buồn, và tội nghiệp cho ngài, vì biết chắc một điều: Cha Giuse không hề muốn người còn sống lợi dụng cái chết tuy tang thương nhưng vì yêu thương của ngài để củng cố bất cứ một chủ trương, đường lối, chiến dịch, hay phong trào nào  chống lại Yêu Thương, nhất là trong tương quan giữa các tôn giáo, nên những chiêu trò “đạp lên người khác để tiến thân, hạ thấp thiên hạ để nâng cao mình” vẫn mãi là chiêu trò không tốt đẹp mà không người môn đệ nào của Đức Giêsu có thể cho phép mình xử dụng.

Ước gì cái chết “làm chứng” của cha Giuse  góp phần làm  trổ sinh trong tâm hồn người còn sống những bông hạt Tình Yêu đến cùng là “chết cho người mình yêu” như Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên.

Trên Thiên Đàng, xin cha “cầu thay nguyện giúp” cho Giáo Hội Việt Nam giữa phong ba thử thách ngày càng dữ dội trên đường Hiệp Hành.

Jorathe Nắng Tím   

 

 

 

Bài viết liên quan

Mùa Phục Sinh

TMĐP- Xin cho chúng con “biết đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa” trên mọi nẻo đường, vì bất cứ ở đâu, và...

Cảm thức

TMĐP- Hình ảnh Mẹ Việt Nam, cũng là hình ảnh người phụ nữ một đời chỉ biết hết mình, hết tình Hy Sinh: hy...

Giáo hội

TMĐP- Bài viết sẽ giúp quý Bạn cũng nhận ra sự khác biệt giữa danh hiệu “Mẹ Đức Giêsu Thiên Chúa làm người” theo...

Giáo hội

TMĐP- Chiến thuật “Đánh lận con đen”. Vừa ở trong, vừa ở ngoài, nghĩa là tuyên bố ở trong Hội Thánh, nhưng không tuân...